DesignOnline.vn

Tra cứu thương hiệu

Thương hiệu là một trong những tài sản sở hữu trí tuệ quan trọng đối với doanh nghiệp. Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt và đưa ra sự lựa chọn giữa rất nhiều hàng hoá/dịch vụ của những nhà sản xuất, nhà cung cấp khác nhau. Doanh nghiệp cần chú trọng vào thủ tục xác lập quyền đối với thương hiệu, đặc biệt là những bước tiền đề trước khi làm thủ tục đăng ký- Đó là bước tra cứu thương hiệu. Vậy tra cứu thương hiệu là gì? Vì sao lại nói tra cứu thương hiệu quan trọng như đăng ký thương hiệu? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề trên.

Mục đích tra cứu thương hiệu trước khi đăng kí

Thực hiện bất cứ công việc gì cũng cần đặt ra các câu hỏi? Nó là gì? Vì sao cần thực hiện nó? Tác dụng nó đem lại? Thực hiện nó như thế nào?.. Bước đầu ta cần tìm hiểu “Tra cứu thương hiệu là gì?”.

Tra cứu thương hiệu là việc tìm kiếm và đưa ra đánh giá, nhận định đối với các thương hiệu ta tìm kiếm được so với thương hiệu mà doanh nghiệp dự định đăng ký hoặc sử dụng. Tra cứu thương hiệu là bước đầu tiên, mặc dù không là thủ tục bắt buộc nhưng là bước nên làm và phải làm nếu bạn muốn tỷ lệ thành công của việc đăng ký thương hiệu đạt tỷ lệ cao nhất.

Ý tưởng thiết kế nhận diện thương hiệu

Kho ý tưởng nổi bật được xây dựng chi tiết và tỉ mỉ theo từng ngành hàng dành riêng cho từng yêu cầu cụ thể.

Xét theo mặt ngữ nghĩa, “tra cứu” là tìm kiếm thông tin từ các nguồn uy tín, hữu ích. “Tra cứu thương hiệu” là tìm kiếm các thương hiệu đã có. Tuy nhiên, bản chất của công việc “tra cứu thương hiệu” không chỉ bao hàm khái niệm “tìm kiếm” mà còn bao gồm việc “phân tích”, “đánh giá” và đưa ra kết luận.

Ý tưởng thiết kế nhận diện thương hiệu

Kho ý tưởng nổi bật được xây dựng chi tiết và tỉ mỉ theo từng ngành hàng dành riêng cho từng yêu cầu cụ thể.

Nguyên tắc thực hiện tra cứu thương hiệu

Tiến hành tra cứu thương hiệu, cần thực hiện nguyên tắc sau:

Thứ nhất, xác định chính xác thành phần của thương hiệu. Một mẫu thương hiệu có thể gồm phần hình (hay còn gọi là logo, logo thương hiệu) và phần chữ (hay còn gọi là tên thương hiệu, thương hiệu); nhưng cũng có mẫu thương hiệu chỉ gồm phần hình (logo) hoặc chỉ có phần chữ (tên thương hiệu).

Đối với thương hiệu có phần hình (logo) cần xác định hình dáng, tên gọi của phần hình. Sau đó đối chiếu và tra cứu với Bảng phân loại các yếu tố hình Vienna (Bảng phân loại Vienna) để có mã phân loại hình phục vụ cho việc tra cứu hình.

Xác định được thành phần thương hiệu, từ đó phân tích các nội dung cần tiến hành tra cứu.

Thứ hai, xác định phạm vi bảo hộ của thương hiệu. Một thương hiệu có thể đăng ký bảo hộ cho một hoặc nhiều lĩnh vực. Phạm vi bảo hộ càng rộng, thì dữ liệu tra cứu sẽ càng nhiều. Và có thể số lượng đối chứng sẽ càng cao. Sau khi xác định phạm vi bảo hộ, đối chiếu với Bảng phân loại quốc tế hàng hoá/dịch vụ Ni-xơ (Phiên bản 11-2020) gọi tắt là Bảng phân loại Ni-xơ.

Thứ ba, xác định công cụ tra cứu thương hiệu. Ở Việt Nam, hiện nay có tương đối nhiều công cụ để tiến hành tra cứu thương hiệu.

 

 

Shopping Cart
Scroll to Top