1. Khởi đầu của sự đơn giản (1930s-1940s)
Sự ra mắt của công nghệ in màu và sự phát triển của ngành quảng cáo đã tạo ra sự bùng nổ trong ngành thiết kế logo khi mà các công ty giờ đây có đủ công nghệ, kỹ thuật và nhân lực để thỏa sức sáng tạo.
Đây là thời điểm mà các công ty khá chuộng phong cách thiết kế logo theo dạng huy hiệu hoặc sử dụng các biểu tượng nông nghiệp để giới thiệu sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, khi mà xã hội, kinh tế và phong cách sống ngày càng thay đổi theo hướng phức tạp hoá vô cùng nhanh chóng, thật sự là cần thiết khi các công ty có một logo đơn giản, dễ hiểu, dể nhớ để có thể tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Các tên tuổi của ngành thiết kế lúc bấy giờ như Milton Glaser hay Paul Rand là những người tiên phong trong việc thay đổi cách nhìn của mọi người về thế nào là một logo đơn giản, tinh tế và hiệu quả. Những nguyên tắc ấy vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Các thương hiệu lớn như Caterpillar, Kodak, IBM hay Pepsi thì cho ra mắt logo mới của mình sử dụng kiểu chữ serif, vốn rất được yêu thích thời bấy giờ.
Vì logo thời này được thiết kế đơn giản hoá, nên nếu so sánh chúng với những logo tiền bối của chúng, rõ ràng chúng hoàn toàn thua xa về mặt mỹ thuật. Nhưng thật sự, về tính hiệu quả của việc quảng bá hình ảnh thương hiệu thì những logo đơn giản thực sự làm rất tốt công việc của mình.
[hfe_template id=’14927′]
2. Sự ra mắt của kiểu chữ san-serif (1950s-1960s)
Đây là thời điểm mà kiểu chữ serif đã dần dần bị lỗi thời và kiểu chữ mang hơi hướng “tương lai” sans-serif lập tức được đưa vào thay thế.
Vào những năm 50, Lego và Shell chính là hai hãng tiên phong trong việc chuyển sang sử dụng sans-serif cho logo và sau đó, những năm 60, lần lượt các hãng như Pepsi, Chevrolet, Wal-Mart cũng đành chào tạm biệt với serif và chuyển sang sử dụng sans-serif..
3.Sử dụng không gian âm (negative space) (1970s)
Theo định nghĩa, không gian âm chính là những vùng xung quanh và ở giữa các đối tượng thiết kế.
Một lần nữa, Shell cho thấy sự thức thời của mình khi họ chính là những người đầu tiên sử dụng không gian âm cho logo vào năm 1971. Trong khi đó, Kodak cũng nhanh chóng sử dụng không gian âm để tạo ra một trong những logo huyền thoại của hãng. Những năm sau đó, Paul Rand đã sử dụng không gian âm để thiết kế ra một logo mà bây giờ đã trở nên qua nổi tiếng cho hãng IBM. Pepsi cũng gia nhập trào lưu mới này với việc ra mắt logo mới vào năm 1973. 1978, đến lượt VW cho ra mắt logo mới của mình với cách thiết kế rất thông minh. Trong khi đó, một hãng khác là Caterpillar phải chờ mãi đến năm 1989 mới cho ra mắt logo mới của mình sử dụng không gian âm.
Đến lúc này, có thể thấy, việc thay đổi logo giờ đây không chỉ đơn thuần liên quan đến việc quảng bá thương hiệu nữa; mà giờ đây, nó như là một cuộc chạy đua gữa các hãng với nhau.
4. Thiết kế 3D (những năm đầu thế kỷ 21)
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ khiến cho giờ đây, các logo phải thật linh hoạt, dễ sử dụng cho nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Thiết kế 3D trở nên thịnh hành khi mà các nhà thiết kế nhận ra được tiềm năng của nó trong việc giúp các logo trở nên độc đáo hơn.
[hfe_template id=’15005′]
Các hãng lớn như Ford, Chevrolet, Pepsi hay Chevron đều lần lượt chuyển sang sử dụng logo 3D vào khoảng những năm 2000 đến 2005.
Dù được khá nhiều hãng sử dụng vì sự phổ biến của mình, các logo 3D trong thời kì này thường bị đánh giá là thiếu sáng tạo và không thực sự gợi được cảm xúc cho người nhìn.
Dù nhận nhiều phản hồi tiêu cực, nhưng thiết kế 3D trong thời kì này vẫn có một chỗ đứng quan trọng trong cuộc đua giữa các hãng với nhau về mặt nhận diện thương hiệu.
5. Thiết kế hiện đại
Không như những thời kì trước, đây là thời kì mà chúng ta không còn được thấy bắt cứ một phong cách rõ ràng, nổi trội nào trong thiết kế logo.
Pepsi sử dụng cả hai phong cách thiết kế phẳng và 3D cho logo của mình. Kodak vẫn trung thành với kiểu chữ sans-serif từ những năm 1950s và hãng cũng không còn thiết tha với không gian âm trong logo của mình nữa. Wal-Mart vẫn rất tin tưởng phong cách thiết kế 2D của mình. Cuối cùng, IBM vẫn gắn liền với logo huyền thoại của mình.
Rõ ràng, đây là thời điểm mà các hãng đã không còn bị áp lực về việc phải chay đua khi thiết kế logo của mình nữa, chính vì thế chúng ta đã được thấy nhiều hơn những logo mang phong cách riêng và phù hợp với từng thương hiệu.
Với việc các hãng ngừng chạy đua với nhau trong việc thiết kế logo, sẽ khiến cho chúng ta khó mà bắt gặp được thêm một xu hướng thiết kế logo nào khác thật sự lớn và có tầm ảnh hưởng quan trọng nữa. Nhưng việc đáng mừng là các hãng đã hình thành được cho mình những phong cách riêng trong việc quảng bá thương hiệu của mình.